Hôm nay Markus Nguyen sẽ nói về một phần tưởng chừng nhạt nhoà nhưng không thể thiếu trong thời trang may mặc nófön mit batterie nike air max 720 nothern lights men’s small leather toiletry bag Canada cappello philipp plein herren hemd hilfiger adidas yeezy boost 350 v2 dazzling blue auricolari samsung ebay детски блузи за момче s dyado mraz nike zoom vaporfly vestire rock herren hemd hilfiger adidas yeezy boost 350 v2 dazzling blue idee biglietti regalo compleanno gtx 1070 colorful k.html mjukisbyxor herr dressmann Swedeni chung và một bộ suit nói riêng – Quần Âu

Khi quyết định tới một cửa tiệm may đo, chúng ta thường có xu hướng đầu tư rất nhiều thời gian vào chiếc jacket mà lại quên mất đi những chiếc quần.

Điều này cũng dễ hiểu bởi cấu trúc của chiếc jacket sẽ hút mắt hơn một chiếc quần với các chi tiết như ve áo, túi áo và những chiếc khuy. 

Tuy nhiên, với phong cách casual, dạo phố hay những dịp như mùa hè, chúng ta không muốn đóng ‘full giáp’, chỉ muốn phối mỗi chiếc áo sơmi, áo polo đơn giản thì chiếc quần không thể không được nhắc đến như điểm hài hoà của bộ trang phục.

Một chiếc quần Âu nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại có rất nhiều chi tiết trải dài xuyên suốt chiếc quần. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những chi tiết đó để các quý ông có thể vận dụng tối đa vào việc thể hiện phong cách cá nhân của riêng mình.

I. Cạp quần (Waistband)

Nhìn từ trên xuống dưới, mắt chúng ta để ý đầu tiên sẽ là phần cạp quần 

Cạp quần là một dải vải mỏng bao quanh phần hông với chức năng giữ chiếc quần của chúng ta với cơ thể.

Tùy vào phong cách hoặc cơ địa của người mặc, phần cạp quần sẽ khác nhau về độ dày. Thường thì một chiếc cạp quần sẽ có độ dày từ 2-5cm.

Khi may đo, chúng ta sẽ có một kiểu quần rất hay là không sử dụng cạp quần, được gọi là “Hollywood waistband”. 

II. Đỉa quần (Belt loops)

Đỉa quần là phần gắn vòng quanh cạp quần với chức năng giữ thắt lưng. 

Ngày xưa người ta quan niệm “Đã làm đỉa quần thì kiểu gì cũng phải dùng thắt lưng, không thì do bạn quên, không chỉnh chu”

Tuy nhiên giờ chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người không đeo thắt lưng dù có đỉa quần bởi đây là một phần của phong cách Spezzatura.

III. Khuy gài Suspenders

Một chi tiết chỉ có khi bạn yêu cầu thêm khi may đo, rất khó để bắt gặp một chiếc quần may sẵn (ready-to-wear) có khuy gài trên thị trường. 

Khuy gài suspenders được đính vào mặt trong của cạp quần, khi chúng ta đeo suspenders sẽ làm cho quần trở nên đứng dáng hơn, không bị chùng xuống trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Thông thường, một chiếc quần sẽ được đính 6 khuy tại 3 vị trí, mỗi vị trí 2 khuy: sau lưng chỗ sống lưng và đằng trước tại 2 bên V-cut.

Nói về khía cạnh thiết kế, hầu hết quần âu có thắt lưng (đỉa quần) sẽ KHÔNG  đi cùng với khuy gài Suspenders bởi chúng có vai trò như nhau.

Tuy nhiên, nếu bạn theo đuổi phong cách Sprezzatura thì bạn đeo suspenders với 1 chiếc quần có đỉa quần mới ‘củ Nghệ’.

Song đối với phong cách classic thì chiếc quần trông sẽ đẹp nhất khi chỉ có một trong hai chi tiết trên mà thôi.

IV. Khóa quần

Vâng, một chi tiết được sử dụng với tần suất cực nhiều trong ngày (đặc biệt là với các thanh niên có đam mê rượu bia), nhưng chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ “Có mỗi cái khuy với khóa kéo chứ có gì mà phải trình bày nhiều”. 

Rất sai lầm! Hôm nay chúng sẽ cho các bạn thấy sự biến ảo đầy mê hoặc của các chi tiết này. 

1. Khóa trước

Đây là phần chúng ta mở rộng phần cạp của chiếc quần, giúp mặc quần được thuận tiện nhất.

Gần như 80% các loại quần chúng ta bắt gặp trên thị trường đều sử dụng khóa kéo (phéc-mơ-tuya). 

Tuy nhiên, với những chiếc quần may đo cao cấp, người ta sẽ dùng khuy ở phần này. 

Thông thường một chiếc quần sẽ có 6 đến 7 khuy làm khóa, rất đồ sộ. 

Sự khác nhau trong công năng giữa hai cách làm khóa này không nhiều, đa phần là để thể hiện tay nghề, kĩ thuật của nhà may cũng như sự độc đáo, cao cấp của chiếc quần.

Đi lại bình thường thì không thể nào phát hiện được, chỉ khi bạn ngồi xuống thì quần dùng khóa kéo sẽ phồng lên. 

Quần sử dụng khuy sẽ không bị đùn lên như vậy.

2. Quai-nhê

Quai-nhê là phần phía trên khóa trước, nằm trên cạp quần.

Khác với những chiếc quần bình dân với phần quai-nhê ngắn được cố định bằng một chiếc khuy ở gần rốn, quần may đo có phần quai-nhê được kéo dài ra đến phần V-cut hoặc hông rồi được cố định với khuy hoặc củ khóa.

Ở đây chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều biến thể với khuy, hoặc tab tạo thành các loại kiểu quần rất đặc sắc như Gurkha của quân đội, …

V. Điều chỉnh độ rộng cạp quần 

Đối với quần áo may đo, người ta quan niệm rằng thắt lưng làm cho bộ suit của bạn mất đi sự liền mạch cũng như không trang trọng, lịch sự.

Nói vui là nếu bạn muốn khoe hàng thì hẵng đeo thắt lưng vì nó sẽ hút sự chú ý của người đối diện xuống phần đó, còn không thì nên may những chiếc quần có thể điều chỉnh được độ rộng cạp quần. 

Để điều chỉnh được độ rộng quần, người ta sử dụng một củ khóa nhỏ nối với 2 dải vải nhỏ gắn trên bên hông cạp quần, giúp người mặc có thể thít vào từ 1-2cm mỗi bên. Kiểu này hay được gọi là “Side tab”.

Phần Side-tab có thể được đặt ở phần giao nhau giữa cạp quần và thân quần, hoặc đặt dưới hẳn ở phần túi quần.

Ngoài việc sử dụng củ khóa, chúng ta cũng có thể điều chỉnh độ rộng của quần bằng khuy với kiểu “D-ring”

Khi đó, phần quai-nhê của quần sẽ được kéo dài ra, móc với một phần vải qua vòng chữ D rồi được cố định lại bằng khuy trên cạp quần. 

Các vị có thể chọn 1 hay 2 khuy dựa theo sở thích cá nhân. Và kiểu D-ring sẽ ít trang trọng hơn Side tab một xíu.

Thế nếu người mặc bị béo ra hoặc ăn no căng bụng thì điều chỉnh như nào?

Rất đơn giản, chúng ta có chi tiết “After-Dinner Split” – Một đường xẻ chữ V nhỏ đằng sau lưng.

Như tên gọi, đường xẻ này giúp chúng ta thoải mái tận hưởng sơn hào hải vị mà không cần cởi bớt khóa quần ra để thở hoặc đơn giản là tạo không gian thoải mái hơn khi ngồi xuống.

Tin tôi đi quý vị, ta có rất nhiều cách tùy biến khóa quần để tạo đặc trưng riêng cho chiếc quần của mình.

Nhìn chiếc quần trông thì đơn giản nhưng lại có đủ các biến thể để thể hiện phong cách bằng những chi tiết, mục đích khác nhau.

VI. Xếp ly

Các đường xếp ly này có công dụng tạo thêm không gian cho phần đùi của chúng ta, giúp cử động thoải mái hơn mà không làm cho chiếc quần phình ra. 

Đối với những quý ông hơi béo bụng, một chiếc quần phẳng phiu sẽ làm lộ rõ khuyết điểm đó. 

Lúc này, các đường ly sẽ phát huy ưu điểm ‘đánh lừa thị giác’ bằng phần vải thừa đủ để che giấu kích thước vòng eo của quý ông. Điều này sẽ càng thấy rõ hơn khi các ngài mặc quần cạp cao, ở khoảng ngang eo.

Các quý ngài có đùi to hay đùi ếch do tập gym cũng nên lưu ý chi tiết này.

Số lượng ly tùy vào sở thích của người mặc từ một, hai hoặc ba, bốn nhưng chúng tôi khuyên nên dừng lại ở hai xếp ly là tối đa thôi. 

Theo lí thuyết thì quần bộ nên may hướng vào trong, tạo hiệu ứng “đóng” cho tổng thể. Còn may quần mặc lẻ thì may hướng ra ngoài, vì tính chất “mở” và dựa trên thực tế là may hướng ra ngoài dễ đẹp và sạch hơn, nên mặc lẻ nhìn ổn hơn. 

Nhưng như mọi khi, lí thuyết chỉ là lý thuyết, chủ yếu vẫn là thói quen và sở thích.

Ngoài hai phong cách ly hướng ra, hướng vào thông dụng, chúng ta còn một kiểu nữa là 2 xếp ly hướng vào nhau. Trông rất hay. 

VII. Độ cao cạp quần (The rise)

Đây là một đặc điểm cực cực quan trọng trong việc phân chia tỉ lệ cơ thể chúng ta khi mặc quần. 

Thật vậy, ta nên nghiên cứu thật kĩ lưỡng phần này, không chỉ những quý ông có chiều dài chân khiêm tốn mà cả các vị chân dài nữa nhé. 

Độ cao của cạp quần nói đơn giản được tính từ đũng quần đến phần đỉnh cạp quần, khoảng từ 18-26 cm tùy người. 

Độ cao cạp quần được chia làm 2 loại chính: Cạp thấp và cạp cao. 

Chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều quần cạp thấp trên thị trường, những chiếc quần này sẽ làm cho tỉ lệ chân của chúng ta trở nên ngắn hơn, phần trên dài hơn khi cạp quần chỉ lên đến ngang hông.

Ngược lại, quần cạp cao sẽ đến khoảng ngang rốn của chúng ta, phù hợp với những anh em có cặp chân khiêm tốn

Không chỉ phân chia tỉ lệ cơ thể cân đối, quần cạp cao còn giúp cho bộ suit của chúng ta liền mạch, không bị hở phần chuyển giao từ quần sang áo sơ mi. 

VIII. Cuff (Lơ-vê)

Những quý ngài có cặp chân khẳng khiu, không thích bị trông lêu nghêu thì đây là một chi tiết cực kì hữu dụng.

Lơ-vê sẽ làm giảm bớt đi sự liền mạch của phần chân, khiến cho người đối diện chú ý hơn vào phần ống quần/ giày. 

Với những chiếc quần mùa xuân/ hè sử dụng vải có khối lượng nhẹ như linen, lơ-vê còn giúp tăng độ nặng cho phần ống quần, làm cho quần trở nên đứng dáng hơn.

Khi chọn may đo quần với lơ-vê, ta nên để ý hai vấn đề:

Đầu tiên, hãy chọn quần no break bởi như đã nói ở trên, phần ống sẽ nặng hơn. Nếu mặc quần có break, ống quần sẽ trông luộm thuộm xung quanh phần mắt cá cũng như trên đôi giày của bạn

Thứ hai, lơ-vê chỉ nên làm từ 3-4cm, không nên làm quá 5cm vì nhìn sẽ không được hài hòa cho lắm.

Có một vấn đề khi làm lơ-vê là đất cát có thể lẫn vào bên trong, rất khó vệ sinh.

Ta có thể giải quyết vấn đề này rất đơn giản bằng cách thêm khuy tại đó, khi giặt thì tháo ra, đánh bay vết bẩn.

Một chú ý khác là lơ-vê sẽ làm cho bộ suit của chúng ta bớt độ trang trọng đi, do đó với những bộ suit dành cho các buổi họp quan trọng, black tie, các sự kiện cần sự trang trọng chúng ta không nên mặc quần có lơ-vê.

Một vài TIPS để sở hữu một chiếc quần Âu phù hợp với phong cách của bạn

I. CẠP QUẦN

Quần nên vừa vặn hoàn hảo với vùng eo của bạn, mà khi mặc bạn sẽ không cần phải có một chiếc thắt lưng để giữ chúng. 

Sự vừa vặn của cạp là đương nhiên, nhưng có một yếu tố khác rất quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà nhiều người ít để ý tới. 

Đó là độ cao thấp của cạp quần. 

Có 1 vài options tỷ lệ đẹp về cạp quần, quý vị hãy tự trải nghiệm và chọn ra phong cách mà khiến bản thân cảm thấy thực sự thoải mái và thích hợp.

+ Cạp quần nằm ở eo

+ Cạp quần nằm ở ngang rốn.

+ Cạp quần nằm ở dưới rốn 2cm.

Chỗ mặt sau quần (khu vực mông), nên nhẹ nhàng ôm sát phần mông của bạn. 

Không nên để phần mông quần quá rộng khiến bị chảy xệ cũng như chật quá khiến bạn nhìn như đang mặc quần yoga pants. 

Chi tiết này về cơ bản là tương đối dễ điều chỉnh. 

Thợ may có thể khắc phục điều này, tuy nhiên, vừa vặn với bản thân, không cần chỉnh sửa quá nhiều vẫn là tốt nhất.

II. PHẦN ĐÙI 

Không bao giờ nên may và mặc quần mà vải quần bó sát vào chân. 

Giữa đùi bạn và quần nên có khoảng không độ tầm 1 inch để vừa thoải mái vừa lịch sự. 

Nếu ít hơn 1 inch, thì quần đang bó và chật. 

Nếu nhiều hơn 1 inch, bảo thợ may chỉnh lại ngay cho đỡ rộng quá. 

Chật thì hoàn toàn không nên, nhưng rộng thì có thể tùy ý vì có những người thích mặc style rộng hẳn.

Hoặc những người có chân quá cong và không được thẳng thì mình cũng khuyên là nên mặc rộng để nhìn chiếc quần phẳng phiu và không gãy gập quá nhiều.

III. CHIỀU DÀI ỐNG QUẦN

Để ‘cân đo đong đếm’ ống quần với chiều dài vừa vặn, ta hay dùng một thuật ngữ mà có thể bạn đã biết (hoặc chưa biết), đó là break.

Break được dùng để chỉ mức độ nhăn, gấp nếp của ống quần khi đứng thẳng và được tạo ra khi ống quần chạm tới phần thân trên của đôi giày.

Cái này thì có nhiều tùy biến hoàn toàn có thể chỉnh sửa theo phong cách cá nhân. 

Điều quan trọng cần ghi nhớ chính là sự tương quan giữa chiều dài và chiều rộng của quần. Dưới đây là một số chiều dài ống quần phổ biến nhất hiện nay:

+ Quần cắt gấu (Cropped) – Những chiếc quần ngắn tới mắt cá chân. 

Đây là xu hướng đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thời trang nam giới nói chung và may mặc nói riêng.

Quần cắt gấu rất phù hợp với phong cách casual, mùa hè bởi vẻ trẻ trung và sự thoải mái, tiện dụng khi không cần phải suy nghĩ nên phối tất như thế nào.

Tuy nhiên, có một điều bạn cần lưu ý, chính là độ dài chính xác của chiếc quần. 

Độ dài chuẩn sẽ vừa chạm mắt cá hoặc cao hơn 1-2 cm. Nếu quá ngắn sẽ khiến chiếc quần không còn ăn nhập gì với đôi chân của bạn.

Kiểu quần này đẹp nhất trong dáng slim-fit, skinny, phù hợp với các anh chàng thanh mảnh, có đôi chân thon gọn.

+ Quần Không Break (No Break) – Quần không chạm vào giày, hoặc vừa chạm đủ vào giày mà không tạo nếp nhăn

Nếu bạn hơi khó chịu vì độ ngắn của quần cắt gấu, nhưng bạn vẫn thích một đẹp lãng tử, hiện đại, trẻ trung thì đây chắc chắn là chiếc quần dành cho bạn.

Hiện nay, các tín đồ thời trang, giới điệu mộ rất ưa chuộng dáng quần này bởi chúng phù hợp với cả dịp yêu cầu sự lịch sự, chỉnh chu hay dạo phố hằng ngày.

Dáng quần cũng làm “mềm” đi sự cứng nhắc quen thuộc của chiếc áo khoác suit.

Tuy nhiên, với mục đích không tạo ra các nếp nhăn trên quần, bạn cần một người thợ lành nghề để căn chỉnh chiều dài thật chuẩn để chiếc quần có dáng xuông vừa phải nhưng vẫn có độ ôm nhẹ nhàng.

Hiển nhiên, khi diện quần No Break, vớ của chúng ta sẽ lộ ra nhiều hơn. Và đây là lúc chứng tỏ chúng ta đang làm chủ ‘cuộc chơi’ này, thưa quý vị!

Quần No Break thích hợp với những chàng trai có vóc dáng gọn gàng, chiều cao hơi khiêm tốn.

+Quần Break nhẹ (¼ Break) – Quần vừa chạm đến phần thân trên cùng của đôi giày, tạo nên sự gấp khúc rất nhẹ trên ống quần.

Mặc dù chúng tôi đánh giá cao sự táo bạo của những chiếc quần no break, nhưng chúng tôi biết rằng dáng quần này không dành cho tất cả mọi người. 

Lựa chọn này hiện đại, trang nhã nhưng không hào nhoáng và cho thấy bạn quan tâm đến xu hướng nhưng vẫn tôn trọng sự cổ điển.

Kiểu quần này phù hợp với hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là những anh chàng công sở. 

Nên lựa chọn dáng quần slim-fit nếu muốn đi theo trường phái break nhẹ như thế này. 

+ Quần Half Break – quần chạm vào giày và hơi nhăn 1 chút

Theo quan niệm hiện đại, quần càng có nhiều break thì trông bạn sẽ càng già dặn, càng có vẻ “không quan tâm” tới thời trang, xu thế. 

Mặc dù nó sẽ không giúp bạn kiếm điểm từ những người theo chủ nghĩa hiện đại, nhưng cũng sẽ không làm xù lông những ai theo chủ nghĩa truyền thống, cổ điển. 

Đôi khi, đó chính xác là những dịp như công sở, gặp mặt khách hàng cần – một sự lựa chọn linh hoạt trong mọi ngữ cảnh.

Nếu không muốn vẻ ngoài quá hiện đại như quần cắt gấu, bạn có thể tìm đến các kiểu quần có break trung bình để cân bằng vẻ nam tính, đứng đắn mà vẫn không bị lạc hậu, lạc mốt. 

Chiều dài ống quần sẽ che hết toàn bộ phần “lưỡi gà” cũng như hai lỗ xỏ dây đầu tiên.

Quần break trung bình hợp với những anh chàng dáng người hơi đậm, hoặc các anh chàng trẻ tuổi muốn có thêm phần đứng đắn, nghiêm túc trong văn phòng.

+ Quần Full Break – quần chạm vào giày và bùng nhùng một đống (kiểu mặc giống thời ông cha ta)

Full break chỉ những chiếc quần ống rộng có độ dài che hết phần thân trên của giày. 

Những quý ông lớn tuổi hoặc những chàng trai thực sự thích thời trang cổ điển và theo xu hướng vintage, hoàn toàn có thể áp dụng phong cách này nhưng nên nhớ, quần full break tạo cảm giác “già” và thích hợp nhất cho những ai to con, chắc người.

Cần có những biện pháp để chiếc quần không làm “tăng tuổi” của bạn lên, ví dụ như phối màu sắc tươi sáng, trẻ trung cùng những phụ kiện hợp mốt.

Một điểm quan trọng cần lưu ý đó là phần lùng bùng trước viền quần không nên quá dài, trông rất lôi thôi, kém thẩm mỹ.

Độ rộng gấu quần thì cũng tùy theo sở thích, tuy nhiên nếu gấu quần quá nhỏ, sẽ dễ khiến chiếc quần trở nên nhăn và gãy gập. 

Vì không phải chân ai cũng đủ thon và thẳng để có thể may ra một chiếc quần ống nhỏ mà vẫn phẳng phiu. 

Vậy nên quý ông cứ tùy chọn theo phong cách mặc của mình để có thể lựa chọn được kích thước ống quần phù hợp.

.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *