Khi nói tới quần áo, rõ ràng yếu tố cần được nói đến đầu tiên là vải.

Nói riêng về vấn đề vải, sẽ có rất nhiều kiến thức xung quanh nó, ví dụ như chất liệu, kiểu cách dệt vải, độ xoắn, bền, dày của sợi vải. Nói riêng về vấn đề vải, sẽ có rất nhiều kiến thức xung quanh nó, ví dụ như chất liệu, kiểu cách dệt vải, độ xoắn, bền, dày của sợi vải. 

Ở những phần trước đó, #MarkusNguyen đã viết chuyên sâu hơn về chất liệu vải/cách dệt.

Song, bài viết hôm nay sẽ nói về những điều đơn giản và cơ bản nhất, đó chính là cái họa tiết.

Là những thứ mà ngay sau khi nhìn vào một bộ suit hay một chiếc áo blazer/sportcoat, quý vị có thể nhìn thấy và nhận biết dễ dàng được bằng chính mắt thường 

Bên cạnh những bộ suit trơn màu có phần hơi đơn điệu, thì họa tiết là yếu tố giúp phần tạo nên những sự mới mẻ, thú vị cũng như tính cá nhân hoá cho người mặc.

Sau khi biết thêm về những kiến thức nền tảng này, quý ông có thể nhận ra được điều mình thực sự muốn; và từ đó có thể xác định phương hướng để xây dựng phong cách ăn mặc rõ ràng hơn cho bản thân, hay đơn giản là dễ dàng trao đổi với nhà may khi cần thiết. 

1. KẺ SỌC (STRIPES)

Kẻ sọc hẳn là ưu tiên hàng đầu dành cho các quý ông, đặc biệt là những người quý ngài ở trong giới kinh doanh.

Nói về loại hình sọc thì rất đa dạng, có thể xa hoặc gần nhau; kích cỡ sọc có thể to hoặc bé. 

Chắc hẳn nhiều quý ngài cũng đã biết, thông thường, việc mặc kẻ sọc ngang sẽ làm cho chúng ta dường như trông sẽ to hơn và cao hơn đối với sọc dọc.

Sau đây là những loại kẻ sọc phổ biến nhất

Tất cả mọi người đều cần phải biết suit kẻ sọc pinstripes. 

Bộ suit double-breasted kẻ sọc mà Eggsy đã diện trong phim Mật vụ Kingsman

Một bộ suit màu xanh navy hoặc màu charcoal grey với kẻ sọc trắng cách nhau 1.6cm là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho một quý ngài làm việc trong một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp.

Kẻ này giống y hệt kẻ Pinstripes, chỉ khác là mật độ kẻ của loại này sẽ dày đặc hơn kẻ Pin. 

Với loại kẻ này, sự trang trọng nằm ở mức độ cao hơn kẻ Pinstripes. 

Khi mà bạn làm việc ở văn phòng và đã nắm trong tay một chút quyền lực hay chức vị nhất định, hãy thử diện loại kẻ này.

Bond với bộ Rope Stripe Suit màu xám trong ‘Skyfall’

Kẻ này rất dễ hiểu, ‘tên sao kẻ vậy’. Nó là như được lấy một viên phấn để kẻ lên nền mặt vải trơn, nên gọi là kẻ phấn. 

Một bộ suit vải flannel – một loại vải dày và được dệt với bề mặt có chút hơi nhám, texture của vải tạo nên một sự ăn nhập tuyệt vời với họa tiết này.

Sean Connery với Blue Chalk Stripes trong ‘Diamonds Are Forever’

2. PLAID

Nói về kẻ sọc Glen Plaid, đây là loại kẻ mà rất nghệ. 

Được kết hợp giữa những loại họa tiết to và nhỏ đan xen lẫn nhau một cách đối xứng.

Thường được làm bằng màu đen/xám và trắng, hoặc nhạt hơn.

Kẻ sọc Glenurquhart giống như kẻ sọc Glen, nhưng viền bao quanh nó có màu khác. 

Kẻ này thường xuyên bị nhầm với kẻ của Prince of Wales (không có viền bao quanh màu khác mà chỉ có kẻ windowpane chạy ở giữa)

Còn được biết tới với cái tên Black Guard, loại kẻ này dành cho một nhóm những người Scotland được vua Anh tuyển dụng

Họ phục vụ Anh Quốc để chống lại chính những gia tộc người Scotland mà quốc vương cảm thấy sẽ gây rắc rối. 

Họa tiết này là sọc xanh navy với sọc xanh lá cây đan xen nhau, phổ biến nhất để làm blazer Nghệ và có thể làm quần trousers hoặc áo smoking jacket.

3. KẺ Ô (CHECKS)

Nghe thì đơn giản nhưng lại có siêu nhiều các loại kẻ ô khác nhau.

Bắt nguồn từ xứ sở Scotland, loại kẻ này ban đầu có tên là Coigach và sau đó nhận được rất nhiều lời khen ngợi và ưa thích ở phía Tây Scotland. 

Vào năm 1870, có một câu lạc bộ bắn súng đã chọn loại họa tiết Coigach này làm đồng phục bắn súng cho các quý ông Nghệ, nên sau đấy họa tiết này được gọi luôn là Gun Club Checks (kẻ ô của câu lạc bộ bắn súng).

Kẻ này thường không được may thành một bộ suit để mặc cả. 

Mà chỉ làm blazer với sportcoat. 

Đó là những chiếc áo với họa tiết kẻ ô gồm 2-3 màu trên nền trắng hoặc nâu nhạt.

Trong các loại họa tiết kẻ ô, kẻ ô windowpane là phổ biến nhất để may thành cả bộ suit hoàn chỉnh so với các loại họa tiết kẻ ô khác. 

Đây là một loại họa tiết nổi bật với scale lớn, nói đơn giản cho quý vị dễ hiểu thì nó là họa tiết kẻ ô vuông giống hình ô cửa sổ nên gọi là windowpane. 

Những màu thông dụng nhất với họa tiết này là xanh navy và xám.

Họa tiết này được dựa trên một loại họa tiết ở trên – Glen Plaid. 

Họa tiết này bắt nguồn từ một xứ nhỏ tại Scotland, nhưng được Ngài Edward VIII – Duke of Windsor – Thân vương xứ Wales phát dương quang đại và giúp nó trở nên nổi tiếng, nên sau người ta gọi họa tiết này là họa tiết The Prince of Wales. 

Họa tiết này giống Glen Plaid nhưng có mật độ to hơn, và xen giữa những họa tiết Glen Plaid thì lại có kẻ windowpane với màu khác.

“Prince of Markus&CO” – Markus Nguyen

NÓI THÊM VỀ HOẠ TIẾT THÂN VƯƠNG XỨ WALES (PoW)

Nếu lên danh sách những biểu tượng quan trọng nhất của tủ đồ phái Nam (có lẽ cả Nữ), chắc có lẽ không chỉ quan điểm chủ quan của tôi mà cả giới thời trang đều đồng ý rằng: vải Prince of Wales là 1 biểu tượng thời trang của mọi thời đại.

PoW có thiết kế đặc biệt với những hoa văn hình vuông đặc trưng với nhiều biến thể về màu sắc và tông màu. 

Đây là lựa chọn thanh lịch và tinh tế cho mùa thu/đông/xuân vốn được khẳng định vai trò quan trọng qua nhiều bộ sưu tập thời trang nổi tiếng.

Trong nhiều năm mặc suit, may đo hàng chục bộ cho đến tận khi mở ra MarkusandCO, Markus vẫn không thể ngừng yêu thích loại hoạ tiết này.

Thật khó để giải thích nhưng PoW có sức cuốn hút rất kỳ lạ, tối thiểu là với cá nhân tôi. 

Hoạ tiết này luôn mang lại cảm giác của sự hoài cổ nhưng lại rất trẻ trung trong tất cả loại kẻ.

Câu chuyện về hoạ tiết Prince of Wales

Tuy đôi khi hơi phức tạp và khó hiểu nhưng những câu chuyện tới từ phương xa lại luôn là những thứ hấp dẫn.

Hoạ tiết Prince of Wales cũng vậy, lịch sử bắt đầu từ những năm 1800.

Trong vô số giả thuyết lẫn “truyền thuyết” về loại hoạ tiết này, câu chuyện đáng tin cậy nhất chia sẻ rằng: loại vải này có từ đầu thế kỷ 19 khi một nhóm lãnh chúa Anh quyết định di cư tới Scotland.

Vì lý do cảm thấy không thoải mái và hài lòng với những thiết kế vải địa phương (Scotland), Vua George IV yêu cầu các thành viên của các thị tộc phải ăn mặc “có màu sắc và hoa văn khác nhau” khi tới dự các buổi họp (điều trần). 

Những lãnh chúa đến từ Anh đã gọi loại kẻ đặc biệt mang tính biểu tượng trong trang phục của họ, là “kẻ Glenurqhart” (tên một thung lũng ở vùng Inverness Shire)

Dần dần, thiết kế này đã trở thành 1 thuật ngữ trong ngành dệt may Anh với cái tên gọi là “kẻ Glen” (Glen Plaid – hay còn gọi là Glen Check). 

Và được sử dụng làm trang phục chính thức cho những người thừa kế ngai vàng “đế quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn” – bắt đầu từ thời vua Edward VII.

Trước khi lên ngôi, Edward VII (được biết tới với cái tên Bertie) có tước vị là Prince of Wales (Thân vương xứ Wales), ông giữ danh hiệu này lâu hơn bất cứ người tiền nhiệm nào của mình. 

Khi lên ngôi, ông là vị vua Anh đầu tiên sử dụng trang phục với họa tiết trên và cùng với việc sử dụng loại vải này làm trang phục truyền thống với cái tên Prince of Wales.

Tuy nhiên phải tới đầu thế kỷ 20 loại vải len này mới thực sự phổ biến sau khi hoàng tử Edward Albert (1910 – 1936) chọn làm mẫu chủ đạo cho tủ đồ may đo của ông.

Là một bậc thầy về phong cách, công tước xứ Windsor (Edward Albert, vua Edward VIII) đã tạo nguồn cảm hứng cho nhiều dòng thời trang như: quần zueva, giày da lộn, sportswear.

Mặc dù cái tên và nguồn gốc mang màu sắc quý tộc nhưng xuyên suốt thế kỷ 20 sang tới 21, rất nhiều phiên bản họa vải Prince of Wales được mặc bởi các nghệ sĩ nổi tiếng, đặc biệt là các ngôi sao điện ảnh (Connery trong phim James Bond hay Eddie Redmayne…). 

Thậm chí PoW còn trở thành mẫu vải yêu thích của những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng như Ralph Lauren và Michael Bastian, những người đã pha trộn sự quyến rũ Châu Âu vào sự gợi cảm Mỹ một cách tinh tế.

Đặc điểm của vải Prince of Wales

PoW là một mẫu vải len đặc biệt, đặc trưng với họa tiết các ô vuông lớn xen kẽ các mẫu ô vuông nhỏ hơn cùng họa tiết Pied-de-poule (Houndtooth – răng chó). 

Có thể có những sợi màu chạy ngang dọc được trang trí với mục đích làm thiết kế sống động và phong cách hơn.

Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của vải PoW, hãy thử xem qua từ điển thuật ngữ thời trang nói gì “các khối vuông được hình thành từ họa tiết Pied-de-poule hoặc Star (răng chó và sao)”, theo chuỗi hình hoặc dày đặc được dệt 2 tông màu với các biến thể vô hạn theo tỉ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn (họa tiết trong ô vuông này lớn hơn hoặc nhỏ hơn họa tiết ở ô vuông khác), với các kiểu dệt khác nhau.

Trong các biến thể cổ điển, phần hình vuông với họa tiết răng chó chiếm khoảng 40% tổng số ô vuông trong khi 60% còn lại tạo thành nền đối lập được làm với hiệu ứng đường gân hoặc da cá mập. Trong các biến thể khác, các hiệu ứng này có thể khác nhau về tỉ lệ

Những màu kinh điển của PoW là trắng/đen nhưng có thể gia giảm hoặc theo tông nâu. 

Một thiết kế tuyệt vời, đặc biệt năng động thể thao nhưng lại vô cùng thanh lịch, được áp dụng trên nhiều kiểu dệt vải khác nhau từ thô tới mịn, nặng hay nhẹ, 4 mùa

Mặc vải PoW ra sao?

Như đã nói ở trên, hiện nay, có hàng ngàn phiên bản PoW “củ nghệ”.

Tính đa năng tuyệt vời của hoạ khiến việc mặc suit hay áo khoác trở nên vô cùng dễ dàng.

Tuy nhiên để tối đa hiệu quả của PoW, cần xem xét một vài khía cạnh: thời điểm mặc, cách mặc và cách kết hợp đồ

Bất kể mục đích sử dụng ở văn phòng, đi chơi hay dịp lễ trang trọng, một bộ suit làm từ vải PoW luôn là lựa chọn tuyệt hảo. 

1 bộ suit 3 mảnh, 2 mảnh hay phối cùng áo vest bên trong được may đo kỹ lưỡng sẽ mang tới cho người sử dụng sự thanh lịch, sang trọng và ấn tượng

Blazer hay jacket? Lựa chọn nằm ở ngài. 

Thứ bạn cần ở đây đó là 1 chiếc quần tối màu cho một bữa tối phóng khoáng hay một ngày thứ sáu công sở

Thật dễ dàng để phối riêng lẻ quần với áo PoW nhưng nếu bạn mặc quần PoW, lựa chọn tối ưu sẽ là áo len/polo shirt màu trơn

Mặc dù là một thiết kế kinh điển cho suit, họa tiết PoW còn được sử dụng làm sơ mi công sở. 

Một lựa chọn thú vị thay thế cho các họa tiết kẻ hoặc trơn của sơ mi thông thường. 

Có thể phối với suit màu trơn hoặc các mẫu họa tiết siêu nhỏ

Một món đồ nên có cho tủ đồ mùa thu/đông. 

Nếu bạn cần 1 chiếc áo không bao giờ lỗi mốt, PoW sẽ là người bạn đồng hành dài lâu

Ngoài những mẫu truyền thống như chấm bi, kẻ, họa tiết bằng lụa.

Một chiếc cravat PoW sẽ hoàn thiện bộ sưu tập đồ công sở thanh lịch của bạn. 

Kết hợp cùng sơ mi trơn màu để tạo sự trang trọng nhưng khác biệt

PoW Knot cũng có, nhưng không ai gọi là Prince of Wales Knot cả.

Người ta gọi nó là Windsor Knot – đỉnh cao của lịch, của nghệ cùng với cổ áo spread cũng là do Ngài nghĩ ra, để match với Windsor Knot. 

Đây là combo tuyệt vời nhất về sự trang nhã và lịch lãm. Prince Albert là thắt 2 vòng Four in Hand.

Từ mùa này tới mùa khác, PoW khẳng định vị thế dẫn đầu trên bảng xếp hạng các loại vải được yêu thích nhất. 

Hoạ tiết này thành công tới mức mặc dù xuất phát điểm là sản phẩm dành cho mùa đông, nó được cách tân và phát triển để có thể sử dụng được bốn mùa vào ngày nay. 

Nhiều năm nay, PoW đã len lỏi và xuất hiện trong mọi bộ sưu tập đồ prêt-à-porter (may sẵn), phá vỡ biên giới nam nữ, đặc biệt là mùa đông, trai gái dập dìu với những chiếc coat dày chống chọi mùa rét. 

Từ những bài viết thế này, mong là chúng ta sẽ hiểu được mình đang mặc gì, để kể chuyện với nhau. 

Hay chỉ đơn giản là một chủ đề để các ‘đồng Nghệ’ bắt đầu một cuộc hội thoại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *