Có lẽ không có một món đồ thời trang nào được lãng mạn hóa như áo khoác trench coat.

Nếu áo vest/suit nam có sự thay đổi đáng kể về kiểu dáng, cấu trúc áo,… cho phù hợp với thời tiết cũng văn hoá ở các nước khác nhau.

Thì từ Nam Phi đến Pháp, đến Casablanca, đến London, áo trench coat vẫn giữ y nguyên hình dáng đó, chức năng đó và gần như không thay đổi gì trong hơn 100 năm qua. 

Những hình ảnh dưới đây sẽ giúp quý vị nhận thấy chiếc áo khoác trench coat của một thế kỷ trước không khác biệt mấy với những chiếc được bày bán trong các cửa hàng hiện nay. 

Thế nhưng, đáng ngạc nhiên là ngày nay, rất ít quý ông mặc áo trench coat, hay phối trench coat đúng điệu.

Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp quý vị có thêm góc nhìn thú vị về trench coat và thay đổi điều đó.

Nguồn gốc của ‘Áo khoác quân đội’ – Trench Coat’s Military

Khởi nguồn của món trang phục này là từ chiếc áo khoác Tielocken mà Thomas Burberry thiết kế cho các sĩ quan Anh trong Chiến tranh Boer. 

Những chiếc áo khoác Tielocken được làm hoàn toàn từ chất liệu vải len Gabardine – một sáng tạo mang tính cách mạng thời ấy cho dòng áo khoác trench và có độ bền hoàn hảo.

Với chất liệu nói trên, Burberry đã thiết kế Tielocken để chống thấm nước và giữ ấm  nhưng vẫn không gây bí bách cho người mặc. 

Vâng, không sai, trench coat có công dụng như một chiếc áo mưa vậy đó quý vị.

Nên đừng ngần ngại mặc chúng khi trời mưa nhé!

Tuy vậy, vào thời điểm đó, chỉ có các sĩ quan mới được phép mặc áo khoác.

Chúng không phải là một phần bắt buộc của đồng phục quân đội và chỉ có thể tự ‘bỏ tiền túi’ ra mua.

Amber Jane Butchart, giảng viên môn văn hóa và lịch sử thời trang tại trường Cao đẳng Thời trang London, cho biết. “Nhiều người thường ngạc nhiên về nguồn gốc và xuất xứ của trench coat, nhưng âu cho cùng đây cũng chỉ là một ví dụ cho việc thời trang dân dụng bị ảnh hưởng bởi trang phục quân sự, và ngược lại”. 

Vintage burberry trench coat ad advertisement.

Đến với Thế chiến I, Burberry đã thiết kế lại chiếc áo trench cổ điển bằng dây đai lưng và không có khuy cài.

Cùng với các chi tiết quân dụng như cầu vai Epaulette thể hiện cấp bậc của sỹ quan, vạt áo Gun Flap giúp bảo vệ ngực khi chiến đấu và móc chữ D (D-rings) bằng kim loại giúp giữ vũ khí khi chiến đấu

Ban Chiến tranh Anh(the British War Board) đã đặt hàng hơn 500.000 chiếc cho các sĩ quan của quân đội. 

Chiếc áo khoác nhanh chóng trở thành trang phục được các binh sĩ thèm muốn.

Dọc các chiến tuyến chạy dài từ biển Bắc qua đến Thụy Sỹ, quân Đồng Minh và quân đội Đức đã đào các chiến hào sâu. 

Nơi binh lính ăn, ngủ, ẩn náu và chống chọi không chỉ với quân địch mà còn với thời tiết khắc nghiệt. 

Bằng việc sử dụng thêm tấm lót chăn len, chiếc trench coat có thể được sử dụng như một ‘túi ngủ’ khẩn cấp trong tiết trời lạnh giá.

Cũng như khả năng di chuyển với thiết kế ngắn ngang đầu gối cùng chất vải nhẹ và chống thấm giữa những chiến hào đầy bùn đất.

Những chiến hào này, gọi là trench, chính là tên khai sinh cho chiếc áo khoác trứ danh này.

Nắm giữ sứ mệnh quan trọng trong lịch sử, trench coat giúp bảo vệ các chiến sĩ trong Thế chiến Thứ nhất.

Vintage trench coat emergency bed diagram illustration.

Không có gì bằng ngủ dưới bùn và hút tẩu trong sự thoải mái của chiếc trench coat!

Kết thúc lịch sử Đại chiến đẫm máu, hàng chục sao nam hạng A của Hollywood đã đưa trench coat lên màn ảnh bạc. 

Những cảnh đáng nhớ nhất của Humphrey Bogart trong cả Casablanca và The Maltese Falcon kinh điển đều có sự xuất hiện của trench coat.

Trang phục sẽ sớm trở thành biểu tượng sau này.

Những nhân vật như thám tử Dick Tracy thu hút sự chú ý của công chúng với vẻ ngoài bí ẩn trong chiếc trench coat.

Chiếc áo trench coat một lần nữa được xuất hiện ​​trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Khi Nga và Hoa Kỳ ‘bắt chước’ Anh trong việc phát hành áo khoác đồng phục cho nam giới trong quân ngũ.

Tuy nhiên, trench coat bị lu mờ bởi những chiếc áo khoác chuyên dụng hơn (thường ngắn hơn), phù hợp với nhu cầu của các đơn vị khác nhau và bản chất của các trận chiến trong chiến tranh. 

Ngày nay, áo trench coat vẫn được sử dụng trong quân đội thế giới như một biện pháp bảo vệ thời tiết cấp thấp.

Các loại vải được sử dụng cho Trench Coat 

Wool Gabardine

Vải len Gabardine được sử dụng trên áo khoác vào thời kỳ đầu vì dệt dày đặc giúp chống nước và bền một cách đáng ngạc nhiên; hoàn chỉnh với một lớp lót bằng lụa(a silk lining)

Trang phục này rất nhẹ, tiện dụng và đẹp mắt. 

Những chiếc áo khoác đầu tiên chỉ được bán cho các sĩ quan Anh – với khả năng chi tiêu đáng kể và sẵn sàng đầu tư vào một bộ quần áo phục vụ anh ta tốt nhất có thể. 

Mặc dù, vải len Gabardine vintage có giá rất hợp lý.

Ngày nay, chúng chỉ được sử dụng trên áo khoác cao cấp hoặc áo khoác may đo theo yêu cầu – chi phí cao khiến chúng không thực tế để bán đại trà.

Vải Cotton

Những phiên bản đầu tiên của áo khoác trench coat được làm bằng vải khaki thô ráp.

Tới nay, trench coat sử dụng sợi bông được dệt dày đặc với kiểu poplin và twill. 

Tuy cotton không có đặc tính giữ nhiệt như len, nhưng nó bền hơn và nếu được xử lý thì vẫn có thể chống nước. 

Sợi bông cũng rẻ hơn sợi len và có sẵn với số lượng lớn hơn từ nhiều nguồn khác nhau. 

Mặc dù, các nhà sản xuất thường trộn thêm sợi nhân tạo để tăng đặc tính chống chịu thời tiết và tiết kiệm chi phí.

Cotton vẫn là loại vải được lựa chọn cho hầu hết các loại áo khoác hiện nay.

Da thuộc –

Áo trench coat da là một phát triển của hiện đại, do đó, nó không được coi là một trang phục cổ điển của nam giới. 

Nặng hơn và ấm hơn so với những người anh em bằng vải cotton hoặc len, chúng thể hiện rõ chức năng của một chiếc áo khoác ngoài. Giữ ấm.

Khả năng chống bụi bẩn và nước hoàn hảo cũng như dễ lau chùi của da đã khiến chiếc áo khoác trench coat này được những người quý ông thành thị ưa chuộng.

Tất nhiên rồi, trench coat da cũng đặc biệt được các chị em yêu thích bởi vẻ ngoài hoang dã, gợi cảm, trưởng thành của da thuộc.

Navy blue trench coat men's style fashion.

Trench coats có nhiều hơn là một phối màu.

Trench Coat đa dạng về màu sắc –

Màu áo trench coat truyền thống và phổ biến nhất là màu kaki, mặc dù bạn sẽ thấy những chiếc áo khoác như vậy thay đổi từ màu ngà sang màu rám nắng. 

Đây là sắc màu trung tính giúp binh sỹ ngụy trang vào đất đá. Trong tiếng Hindi, khaki có nghĩa là bụi. Thực dân Anh Quốc đã mượn sắc màu này từ Ấn Độ từ những năm 1850.

Những chiếc áo khoác tối màu hơn nổi lên trong Thế Chiến II; với góc nhìn thực tế, chúng dễ làm sạch và dễ ngụy trang hơn.

Ngày nay, áo khoác họa tiết màu đen, xanh lam và thậm chí có cả hoạ tiết tràn ngập các cửa hàng thời trang và chiếm một phần lớn thị trường. 

Một số người có thể cho rằng màu tối sẽ kém tinh tế hơn và quay lưng lại với sự cổ điển, nhưng cá nhân tôi lại thích chúng.

Vì chúng thể hiện được nhiều khía cạnh khác nhau trong phong cách ăn mặc của một quý ông.

Trench Coat Style

Hơn 100 năm lịch sử là thế, nhưng kiểu dáng trench coat lại thay đổi rất ít

Những kiểu trang phục di sản như thế này được nhiều người xem như một khoản đầu tư hời.

Nên xuất hiện trong tủ quần áo của bất kỳ ai.

Chủ nhân của một chiếc áo khoác trench cổ điển có thể yên tâm xuống tiền khi chúng sẽ không bao giờ trở nên lỗi mốt.

Một vài chi tiết phổ biến mà bạn sẽ tìm thấy ở chiếc áo khoác nam cổ điển:

Double Breasted Style

Áo double-breasted trench coat cổ điển có sáu đến mười nút tùy theo độ dài. 

Tôi rất khuyến khích các vị chọn kiểu dáng, vì phom dáng của nó rất hoàn hảo khi diện cùng các bộ suit/vest.

Và nếu bạn thường xuyên diện single-breasted suit/vest thì double-breasted trench coat sẽ là điểm nhấn cho hình ảnh và tủ đồ của bạn.

Tuy vậy, single-breasted trench coat lại phù hợp với những quý ông khiêm tốn về hình thể, hơi nhỏ con. 

Bởi quý vị sẽ dễ bị trang phục ‘nuốt’ nếu mặc quá nhiều lớp vải thừa. Trông như bơi trong áo vậy.

Xẻ tà sau(single back vent)

Thiết kế xẻ chữ V ở phía sau tạo độ rộng cho áo khoác, giúp binh sỹ di chuyển, chạy dễ dàng trên chiến trường nhưng vẫn không bị ướt.

Hay giữ ấm trong những cơn gió lạnh.

Tay Raglan hay vai Raglan  –

Cách ráp thân áo và ống tay áo bằng cách nối theo một đường chéo từ cổ áo xuống nách. 

Khác với tay áo truyền thống thường cắt cổ áo cùng phía trên tay áo bằng một mảnh vải chung, tay Raglan nối ở phía dưới nên vai xuôi hơn và phía dưới nách không bị cộm vì vải thừa chùng.

Tạo cảm giác cho người khi mặc nhiều lớp vải trên người.

Epaulets (Shoulder Tabs)

Phần cầu vai vốn được dùng để gắn quân hàm thể hiện cấp bậc của binh sỹ mà không làm hỏng áo khoác.

Trench coat details storm flap khaki jacket.

Storm (Gun) Flap

Nhiều người cho rằng nó là phần đệm cho báng súng trường, nhưng thực ra, đây là miếng vải che một vạt ngực, giúp nước mưa không bị xả ngược vào trong áo khi bắn súng

Các binh sĩ ở Thế Chiến I bắt đầu phàn nàn về việc nước thấm vào áo khoác sau khi bắn súng trường.

Đây rõ ràng là điều không ai mong muốn trong một trận chiến mà mưa như trút nước.

Gun flap sẽ được thiết kế ở phía vai bên phải đối với nam giới và bên trái đối với nữ giới.

Vì các nút áo nằm ngược chiều nhau ở nam và nữ.

D-ring

Móc sắt ở dây nịt được dùng để đeo các vật dụng, như bao đựng bản đồ, súng, gươm hay đồ vật cá nhân khác

Đai thắt ở cổ tay(Cuff strap)

Tôi đã nghe một số người nói rằng chiếc đai này là để cầm lựu đạn – chắc chắn là chuyện hoang đường.

Bởi chẳng có người bình thường nào lại hớ hênh với chất gây nổ như vậy.

Cuff strap của trench coat chỉ đơn giản là điều chỉnh độ vừa vặn và tránh nước mưa thấm từ cổ tay – thỉnh thoảng sẽ ai đó buộc gì đó vào đấy (như là bản đồ chẳng hạn – không bao giờ là một lựu đạn cầm tay!).

Độ vừa vặn(fitting) của một chiếc áo khoác trench

Trench coat cần đủ rộng để khoác bên ngoài áo vest/suit hoặc áo len dày mà không gây khó chịu cho chủ nhân.

Nhưng đừng rộng thùng thình, bơi trong áo nha các ông!

Một tip để thử trench coat là hãy cài hết các nút áo và vai áo rộng hơn vai của bạn 0,5-1 inch.

Vừa đủ chỗ cho một chiếc áo vest/suit.

Tất nhiên sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn mặc một chiếc áo vest để thử độ fit của trench coat.

Khi bạn cử động cả cánh tay và vẫn nhét vừa một nắm đấm trong ngực áo thì độ fit đã vừa vặn.

Tiếp theo, hãy để ý chiều dài tay áo.

Chúng nên dài hơn tay áo của áo trong từ 2 đến 4 inch.

Không có độ dài hoàn hảo nào cho một chiếc áo khoác dài, thay vào đó, quý ông hãy chọn một đồ dài phù hợp với hình thể của mình.

Những quý ngài cao và to lớn nên cân nhắc những chiếc trench coat dài đến hơn đầu gối – trench coat ngắn khiến họ trông giống như những gã khổng lồ. 

Mất cân bằng trong tỉ lệ trang phục.

Ngược lại, những vị có dáng người thấp bé hơn nên chọn những chiếc áo khoác ngắn hơn, dài trên đầu gối.

Những chiếc trench coat này sẽ cân đối hơn và không khiến bạn trông như đang bơi trong đống vải thừa.

Humphrey Bogart double breasted trench coat and hat.

Humphrey Bogart không cao như bạn nghĩ (ông có chiều cao 1,73m) nhưng vẫn ‘rock’ hoàn hảo một chiếc double-breasted trench coat. Một ví dụ tuyệt vời khi bạn nắm rõ các quy tắc trong ăn mặc và đủ tự tin để ‘phá vỡ’ chúng.

Đầu tư cho một chiếc trench coat

Mua trench coat đã qua sử dụng (secondhand/used):

Săn một chiếc áo khoác trench coat cũ, mặc dù tốn thời gian nhưng là một cách tuyệt vời để tìm được một món đồ tuyệt vời với một mức giá hời. 

Mua trench coat hoàn toàn mới (new/ds):

Nếu ngân sách của bạn thấp (dự tính mỗi sản phẩm khoảng 2tr quay đầu), mặc ít, thích đơn giản thì cứ nhè hàng may sẵn mà chơi

Nếu ngân sách bạn thoải mái hơn, thích cầu kỳ/cá tính riêng, thích làm hình ảnh mang tính độc bản thì chơi may đo

Gợi ý: xài wool, tweed, flannel cho nó chất. Các họa tiết như: Prince of wale, Herringbone, windowpane, houndstooth.. rất sang và cá tính

Dù bản thân mình làm nhà may thì mình tư vấn thật là nên mua sẵn ở những cửa hàng trung cấp trở lên.

Với overcoat hay topcoat thì độ fit cũng như các chi tiết phù hợp may đo hơn, đi may đo sẽ hợp lý. 

Còn trench coat bản chất là dòng áo xu hướng tactics, độ fit không phải tiêu chí hàng đầu, đồng thời có rất nhiều chi tiết mà các nhà may thủ công khó mà làm trơn tru được.

Kết luận

Trong suốt vòng đời của mình, trench coat đã đi từ các trận chiến khốc liệt đến những sàn diễn thời trang, được mặc bởi các người lính đến các fashionista, biến đổi từ vải gabardine đặc trưng đến các loại vải da lộn, da bóng hay thậm chí cả nhựa. 

Bất chấp xu hướng có thay đổi như thế nào thì có một điều không thể chối bỏ rằng – trench coat vẫn là một món đồ thời trang không bao giờ lỗi mốt.

Khi đại dịch qua đi, các điểm du lịch sẽ lại ngập tràn trong sự náo nhiệt. 

Đặc biệt là Đà Lạt, nơi thu hút các bạn trẻ tìm kiếm sự yên bình (đi kèm với những bức hình “sâu đíp”).

Vậy trước đó, sao không sắm ngay cho mình những em trench coat cổ điển với giá cực hời để sau dịch còn triển liền chứ?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *