Đầu tiên #MarkusNguyen phải khẳng định, có một sai lầm khá phổ biến khi đi mua/may đo suit, đó là nhiều người thường chú trọng vào chi tiết, không quá coi trọng tổng thể bộ trang phục.

Sai lầm này xuất phát từ nhiều lý do. 

Một phần là vì những bài hướng dẫn ăn mặc hoặc đi mua đồ, thường chỉ tập trung kiến giải vào chi tiết, ví dụ áo như nào là đẹp, cái quần như nào là đẹp, thậm chí chi tiết đến mức cái nút như nào, cạp quần ra sao. 

Lí do khác là do bộ suit thường có giá trị khá cao.

Người mua không khỏi muốn soi vào tiểu tiết để cảm thấy số tiền mình chi ra là xứng đáng. 

Thật ra những điều trên không có gì sai, có điều nếu đặt chúng lên làm ưu tiên thì lại không đúng. 

Có rất nhiều trường hợp do quá chú tâm vào việc vai áo phải vừa vai mình, hoặc ve áo phải cách mép bao nhiêu cm, nên tổng thể bộ đồ sau đó gần như hỏng hẳn.

Các chi tiết của bộ đồ chắc chắn cần được quan tâm, nhưng nên được quan tâm sau, và thứ đầu tiên cần được chú trọng, đó là TỈ LỆ của bộ trang phục

Một buổi fitting tại Markus&CO

Việc đầu tiên khi thử đồ là bạn cần đánh giá xem tỉ lệ tổng thể bộ trang phục đã hài hòa chưa, áo và quần có cân đối không, có bị trên to dưới bé, có bị trên quá dài dưới quá ngắn hoặc ngược lại không. 

Tip nhỏ là bạn hãy đứng cách gương soi cả người 1 khoảng chừng 3-5m, khi nhìn tổng thể như vậy bạn mới có thể đánh giá chính xác được. 

Và đó cũng là lí do các nhà may phải có bước fitting. 

Bước này hoàn toàn không phải vẽ ra cho có, nó chính là lúc để chúng ta ngắm nghía về tỉ lệ, khi đã chốt được tỉ lệ hoàn chỉnh thì mới tới công đoạn tỉ mỉ về chi tiết. Bạn thấy thứ tự ưu tiên rồi chứ?

SAU ĐÂY LÀ BÀI TOÁN VỀ TỈ LỆ

Tỷ lệ quần áo không phù hợp là nguyên nhân chính dẫn đến sự ăn mặc thiếu thẩm mỹ của nam giới nói riêng và tất cả mọi người nói chung.

Mỗi người đều có 1 khuyết điểm nào đó: người thì vai lệch, người bụng to, người chân ngắn, kẻ chân cong, v.v.. 

Đấy, nên nếu cơ thể sao, may đo đúng theo như vậy thì thật sự không thể nào đẹp nổi quý vị ạ!

Công việc của may đo là tìm cách cân đối, che đi khuyết điểm của người mặc: ai vai lệch thì xử lí áo cho 2 vai cân, ai chân cong có thể lựa chọn dáng quần trong thẳng thóm hơn…

Vì lẽ đó, hãy phân tích bài toán tỷ lệ thật nghiền ngẫm, và tin tôi đi quý vị, đó luôn là một khoản đầu tư hời.

Năm điểm chính cần phải lưu ý là cổ, vai, thắt lưng, cổ tay và mắt cá chân.

Năm điểm này nếu được kết nối một cách chính xác với tỷ lệ hợp lý sẽ giúp tăng tính duy mỹ cho bộ âu phục của bạn.

VAI ÁO: là phần rộng nhất của áo, góp phần tạo nên màu sắc riêng cho chiếc áo

Vai áo có tác dụng như phần khung cho phần đầu, tức là, nếu vai áo nhỏ hay chật quá sẽ khiến đầu của bạn to ra. Ngược lại, nếu vai quá rộng sẽ thu nhỏ đi nhiều phần đầu của bạn. 

Ví dụ: Nếu quý ngài có một khuôn mặt hơi to thì vai áo nên được làm to ra và ngang để cân xứng, cũng như nên nhỏ lại và xuôi hơn để hài hòa hơn với khuôn mặt gầy và dài.

Trừ khi vai quý ông quá dốc, hay muốn vai cao hơn nữa, hãy tránh những chiếc áo có phần vai được đệm quá nhiều, quá dễ thấy. 

Trông chúng sẽ hơi ‘giả’ và gây mất thiện cảm như người mặc đang cố ‘gồng’, tỏ ra bản thân quan trọng hơn chính vị thế anh ta có.

Một tip nhỏ cho các quý ông ở Việt Nam giúp tổng thể hay là chiếc jacket trông “dễ đẹp hơn”

Có thể là hình ảnh về bộ vét

Đấy chính là phần vai xuôi. 

Để giải thích cho việc này thì người Việt Nam 1 chiều cao = 6 đầu, trong khi thường người nước ngoài 1 chiều cao = 7 đầu nên các bạn có thể dễ dàng thấy rằng, Justin Bieber, Zayn Malik hay huyền thoại Tom Cruise dù cao tầm 1m72 thôi nhưng nhìn tỉ lệ luôn rất ổn, nhỉnh hơn 1 quý ông Việt Nam cao ngang đó.

Về điểm này, Markus không có ý nói chúng ta thua kém gì người phương Tây hay một địa phương nào khác. 

Chỉ là chúng ta nên nhận thấy khuyết điểm và rõ ràng chúng ta có thể khắc phục điều đó thì, tại sao không?

Phần vai áo xuôi giúp chúng ta cân bằng, ăn gian thị giác một chút về tỉ lệ phần đầu so với cơ thể, giúp cổ trông dài hơn… 

Ngoài ra tác phong nhìn không bị cứng, gò bó như trong một chiếc jacket vai ngang và rộng.

Như mọi khi, đây chỉ là một tip nhỏ và nó không hoàn toàn đúng với tất cả mọi người! Quý vị hãy cứ trải nghiệm và tìm ra một tỷ lệ phù hợp, uy tín riêng với bản thân mình nhé!

CHIỀU DÀI CỦA JACKET:

Thông thường, áo khoác ngoài cần đủ dài đến ngang phần cong của mông để tạo sự liền mạch cho bộ suit, nhưng vẫn giúp phần chân trông dài hơn.

Vào những năm 80, đàn ông mặc áo khoác với tay áo quá dài, khiến cho cả chân và tay đều ngắn lại. 

Chiều dài thân áo cũng vừa đủ để không quá ngắn đến mức chủ nhân vừa đưa tay lên đã lộ cả thắt lưng sau. 

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Vạt áo phía trước có thể dài hơn phía sau một chút.

Có 2 phương pháp để xác định chiều dài áo đã vừa vặn:

Đầu tiên là đo bằng tay, hãy đứng buông tay, kiểm tra vạt áo nếu độ dài nằm trong đoạn đốt ngón tay cái đầu tiên thì là chiều dài hợp lí.

Cách này có nhược điểm là chiều dài cánh tay mỗi người là khác nhau.

Cách hai là đo chiều dài từ phía sau cổ áo (tại điểm tiếp xúc với thân áo) tới đất, sau đó chia hai ra.

Đây là cách được đào tạo hầu hết tại các trường lớp. 

Quý ông hãy cứ thoải mái yêu cầu nhà may làm đồ thử trong tầm chiều dài ở một trong hai cách trên, sau đó sẽ điều chỉnh tiếp ở bước fitting.

TAY ÁO: 

Tay áo cần được cắt và làm đúng cách, hơi to ở phần đầu và giảm dần tới cổ tay, các đường nét phải hợp độ rộng của vai và eo. 

Nếu tay áo quá to sẽ trông rất kém trang nhã và tạo cảm giác nặng nề.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và thực phẩm

Chiều dài tay áo cần cân chỉnh kỹ lưỡng để tay áo sơ mi luôn dư ra vừa đủ, không quá ngắn như thiếu vải và cũng đủ dài để khoe ra những phụ kiện như đồng hồ, lắc tay. 

HÀNG KHUY Ở EO:

Khuy áo phù hợp sẽ đóng vai trò như một chiếc bập bênh, giúp chiếc áo trở nên cân xứng.

Nếu vị trí khuy không chính xác, sự cân bằng đó sẽ bị mất đi. 

Khuy có chức năng như một cái trục, nếu quá dài thì thân sẽ ngắn lại, nếu hạ thấp quá thì thân sẽ bị dài ra.

Khi cài khuy, nó như một điểm ‘gãy’ giữa phần thân và chân.

‘Điểm gãy’ này ăn gian thị giác, khiến chân trông dài hết mức có thể.

Vị trí đặt khuy phổ biến là ½ inch dưới phần eo tự nhiên (natural waist). 

Thợ may ở Savile Row thường sẽ đặt thử khuy này ở lần fitting cuối, nối 2 bên thân áo lại để kiểm tra xem có cử động thoải mái không. Nếu một chiếc áo quá chật và cứng, thì cần phải sửa nó lại. 

Giorgio Armani đã hạ khuy eo xuống, tăng chiều dài áo lên. 

Đúng là chiếc áo trông mượt hơn (fluid-looking) và mang đến một cảm giác hoàn toàn khác, nhưng ông cũng đã phá hỏng thiết kế low-waist của mình.

Tuy vậy vẫn phải cảm ơn Giorgio và những đổi mới tích cực của ông mà các thợ may ngày nay đã có định hướng thoải mái hơn, cởi mở hơn rất nhiều.

Mặc dù các hình mẫu thời trang nam giới luôn thay đổi theo thời gian, nhưng trong 80 năm qua, hình ảnh được mong muốn vẫn là dáng người cao, vai rộng, eo thon. 

Quy tắc ăn mặc cũng bắt đầu hình thành đây, dựa trên các hình mẫu này.

Ví dụ như, những ‘chuẩn mực’ như phải giảm vòng eo và tăng chiều cao chẳng hạn.

Bạn chỉ nên tham khảo, chứ không nên áp dụng cứng nhắc. Như tôi vẫn thường nói, hãy cứ trải nghiệm quý vị.

Vì trên thực tế, có nhiều người khá phá cách, thích đi ngược lại các quy tắc. 

Những năm 30, không có nhóm người nào khoa trương hơn những nhà ngoại giao người Brazil, họ tuy thấp nhưng vẫn mặc suit hai hàng khuy, những người đàn ông cao 1m7 này không chỉ thích suit hai hàng khuy, mà còn không tuân theo quy tắc của sartorial: quần có cuff cho chân ngắn. 

Một ví dụ khác, biểu tượng của nước Mỹ về sự lịch thiệp, Fred Astaire, cũng mặc quần có cuff, dù ông cao có 1m75.

Trong việc ăn vận theo tỉ lệ cơ thể, vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm, và những quy tắc phức tạp. 

Ví như người mập thì không mang áo 2 hàng khuy, trên thực thế nếu ve áo được cuộn (roll) xuống dưới eo, đường chéo dài của ve áo đó còn hữu ích nhiều hơn là một chiếc áo một hàng khuy.

Tương tự, suit kẻ sọc, thường được cho là không dành cho người cao.

Nhưng quan trọng là kẻ sọc phải hợp với cơ thể: sọc hẹp tới trung bình cho người gầy, sọc to hơn dành cho người đầy đặn hơn. 

QUẦN TÂY/QUẦN ÂU:

Phần quần nên là sự liền mạch từ trên áo. 

Nếu áo bạn làm đệm ngực dày, bạn nên dùng quần Full-cut. 

Áo fit tốt cũng yêu cầu độ fit tương tự cho quần. 

Khi quý ngài mặc quần ôm gọn, áo cũng nên ôm gọn, và ngược lại, khi quần rộng ra thì áo cũng rộng ra.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, bộ vét và áo khoác ngoài

Ngày nay thì tỉ lệ của quần có ly trước để thoải mái hơn, cạp cao hơn, được mặc ngang hông, full ở đầu gối hơn là phía dưới, đi theo những đường nét của cơ thể.

Lời khuyên ở đây là, khi sử dụng quần tây đó là người mặc nên cập nhật những thiết kế quần tây mới nhất. 

Tránh chọn những chiếc quần đã quá cũ kỹ khiến bạn trở nên già hơn tuổi và có phần lạc hậu.

TIPS DÀNH CHO CÁC NGÀI THẤP VÀ NẶNG CÂN

Một bộ suit may đo phù hợp có thể giúp người thấp, nặng cân trở nên cao, gầy hơn. 

Hãy lựa các đường sọc dọc thay cho sọc ngang, chúng sẽ giúp kéo dài ra và làm giảm bề rộng. 

Việc cần làm là kéo sự chú ý ra khỏi phần eo, tập trung vào phần vai và phần dưới đầu gối.

Dù bạn cao hay thấp, nếu bạn có dáng người đậm, muốn trông gầy hơn, hãy mặc “rộng”. 

Jacket nên được cắt suông thẳng, hoặc chỉ ôm nhẹ vào cơ thể của bạn, trông nó nên giống như được treo rũ từ vai xuống. 

Đồ bó sẽ làm lộ khuyết điểm chết người là phần mỡ ở mỗi tư thế như ngồi, cúi lưng.

Đặc biệt với những ai có phần hông nở rộng thì bạn sẽ trông như miếng hot wings nóng bỏng tung tăng khi ống quần cứ thế bó chít vào.

Ôi, đừng tưởng tượng đến việc đó, hãy để may đo che lấp khuyết điểm của chúng ta.

Đàn ông thấp, thường có đôi chân ngắn. 

Áo khoác nên được may khiến đôi chân dài hơn, dáng cao hơn; vì lẽ đó, chiếc áo nên ngắn hết mức có thể, nhưng nhất định phải che được ít nhất nửa mông.

Nếu quá ngắn, chiếc áo sẽ chia cơ thể làm hai; nếu quá dài thì phần chân sẽ thu ngắn lại. 

Không khuyến khích làm vai áo đệm ngang, vì phần vai với góc 90 độ sẽ phá hủy tỷ lệ tương quan với phần đầu của bạn.

Hãy tránh xa các bộ suit với ve áo phẳng hay cuộn ít hay ngắn, bởi nó làm nổi bật bề rộng, béo càng thêm béo, và nó bao gồm cả geoge thấp. 

Tay áo jacket nên làm lộ ra ½ inch của phần shirt cuff để giúp cân bằng cho áo; và chạm tới xương cổ tay, không nên dài xuống tới tận phần bàn tay.

Và hiển nhiên rồi, càng ít chi tiết càng tốt. Việc thêm túi nắp sẽ làm cho người ngắn lại và dày thêm. 

Besom-style (túi không nắp) sẽ giảm độ dày áo, và túi nắp xéo cũng có thể làm giảm bề rộng của eo.

Phần sau của áo nên được làm phẳng từ vai xuống tới thắt lưng.

Nhìn từ bên cạnh, phần lưng không xẻ sẽ giúp mở rộng phần hông. 

Đường xẻ 2 bên sẽ giúp phân tán sự chú ý vào 2 bên của áo; từ đó, chân dài hơn và gây ấn tượng về chiều cao.

Quần nên mặc cạp cao trên eo, dưới mức đó sẽ phản tác dụng. 

Cạp thấp khiến phía trước của chiếc quần bị rút ngắn lại, đồng nghĩa với việc các ly quần cũng sẽ ngắn lại và không được phẳng, ‘hở miệng’, gây hỏng hoàn toàn bộ đồ.

Cần tránh việc làm cho phần dưới của áo trở nên quá khổ, phá vỡ sự phân chia về thị giác. 

Theo logic đó, thắt lưng sẽ làm chia cách cơ thể ở theo chiều ngang.

Những chiếc bụng to mà còn kèm vòng đai siết quanh, trông chẳng khác nào trái bóng căng tròn mà còn bị dồn nén, chỉ chờ đến ngày “bùng cháy”, xem chừng ăn no xong là muốn ngưng thở luôn.

Hãy dùng quần tự điều chỉnh, ví dụ khuy tự chỉnh trên waistband hoặc side tab hay suspenders. Trông sẽ đỡ “mệt mắt” hơn rất nhiều, bạn thử đi xem sao!

Về chất liệu: 

Mình đồng ý với ý kiến béo nên mặc đồ từ trung bình đến tối màu. 

Vì những gam sáng như trắng, be, vàng, hồng… dễ bị người đối diện soi được khuyết điểm trên cơ thể; mình phòng tránh bằng những gam trầm như đen, xanh đậm, nâu, xám,… 

Với một màu thống nhất chạy từ trên xuống dưới, màu sắc của suit cần phù hợp với cơ thể. 

Nếu sợ nhàm chán, vẫn muốn gây ấn tượng ở một buổi hẹn thì mình còn phụ kiện cơ mà, lo gì!

Sử dụng vải len chải kỹ (worsted) làm giảm độ dày, với các họa tiết như pinstripe, herringbones, windowpane nhấn mạnh chiều dài hơn là chiều rộng. Đúng là vị cứu tinh hữu hiệu!

Một họa tiết dường-như-duy-nhất được nhiều người thừa cân tin dùng cho là sọc dọc, từ dress shirt cho đến những chiếc jacket khoác ngoài, trông dài người hơn, thon gọn hơn, đúng là vị cứu tinh hữu hiệu.

Nhớ là dọc chứ đừng ngang, nếu không là chết dở! 

TIPS DÀNH CHO CÁC NGÀI ‘NHỎ CON’: hãy mặc “rộng”

Điểm khác biệt giữa người thấp – mập và người thấp – gầy là người gầy thì cần tập trung nhiều hơn vào phần thân, đặc biệt là eo.

Nên dựa vào hình ảnh chiếc đồng hồ cát: cần có phần ngực và phần trên của quần lớn hơn.

Ve áo cuộn tới dưới hông khá thích hợp cho dáng người này. 

Các loại túi đắp, túi nắp làm tăng độ dày phần hông, và luôn cần phải cân bằng ở cả phần trên và dưới của eo. 

Dù béo hay gầy, những ai gặp vấn đề ở chiều cao cũng nên tránh những thứ làm tăng sự tương phản giữa trên và dưới. 

Tuy nhiên, người gầy có thể mặc các màu nhạt, màu hơn hơn; sử dụng hoạ tiết với các đường kẻ dọc lớn, như kẻ sọc hay windowpane, các loại vải có nhiều hiệu ứng bề mặt hơn như tweed hay flannel.

TIPS DÀNH CHO NGƯỜI CAO:

Cần giữ đủ các nguyên tắc về tỉ lệ như trên, để trông bạn vừa tự nhiên, nhưng cũng đầy phong cách.

Bản thân người cao đã có rất nhiều các đường dọc như tay dài, chân dài, thân dài, ta cần phải bổ sung thêm các đường nét ngang. 

Áp dụng cho chiều dài áo: áo ngắn cho người thấp, áo dài cho người cao.

Vai áo nên có độ dốc nhẹ nhàng; vai nên được đưa về phía trước một chút, tạo nên sự mềm mại cho thân trên.

Đối với kiểu khuy, người này có thể mặc được cả 2 kiểu (2 hàng khuy & 1 hàng khuy) 

Áo 2 hàng khuy có ích trong trường hợp này, bởi vì các đường ngang của ve áo có thể tăng độ dày cho phần thân, đặc biệt là khi cài khuy, nhưng đừng là khuy dưới eo. 

Quần nên được làm cạp cao hơn, may ly sâu hơn để đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Phần đùi phải giảm độ rộng xuống một chút.

Quần mà mặc ở vị trí thấp hơn với eo sẽ là một thảm họa ăn mặc với người chân dài.

Rõ ràng rồi, chân bạn sẽ trông ngắn đi. Phí của giời!

Nếu thích họa tiết kẻ, cần phải có độ rộng và sự mềm mại tương xứng. 

Họa tiết ngang như check, overplaid, hay dạng ô vuông sẽ rất có ích cho dáng người này. 

TIPS DÀNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN:

Được định nghĩa là người có vòng ngực lớn hơn 8 inches so với eo, với thân trên có hình dạng chữ V. 

Mục tiêu ở đây là tạo sự liên hệ giữa phần trên to và phần chân nhỏ hơn.

Với thân trên, vai và ngực tự nhiên đã rộng nên cần làm vai áo mềm và tự nhiên nhất có thể. 

Chiều dài áo nên tăng thêm một chút, cân xứng với phần vai rộng, nhưng không làm phần chân ngắn lại.

Những chiếc áo 1 hàng khuy, 2 nút, với ve rộng được đặt ở ngực trên sẽ làm giảm độ lớn của vai. 

Nên tránh bất cứ sự nhấn mạnh không cần thiết nào ở thắt lưng. 

Giống như chiếc áo đi theo đường eo, thì tay áo nên chạm nhẹ xuống cổ tay. 

Các chi tiết nên có kích thước nhỏ nhất có thể để làm nổi bật các đường thẳng, dù túi đắp hoặc túi nắp có thể làm dày lên phần hông, đôi khi những chi tiết này lại cần thiết để đạt được cân bằng tốt hơn với vai.

Quần nên được cắt full quanh hông và đùi, fit với eo thoải mái. 

Cắt full để lấp đầy khoảng trống phía dưới áo, và cạp cao để làm chân dài hơn. 

Quần nên ôm dần xuống tới phần cuff ở dưới, tạo vài đường break. 

Giày cỡ lớn, cộng với cuff sẽ chống lại hiệu ứng kim tự tháp ở phần thân trên.

Sử dụng vải có bề mặt mịn, chẳng hạn như worsted Wool, herringbones, windowpane với chiều dài lớn hơn chiều ngang. Kể cả phần cổ rộng và dày, với cổ áo dress shirt, những lựa chọn như Tabs hay Straight Point là cách để vượt qua thử thách này.

Trên đây là những kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, sách Dressing The Man, cũng như từ những trải nghiệm của riêng #Markus. Mong rằng các quý ông có thêm được nhiều thông tin bổ ích để tạo phong cách riêng cho bản thân!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *